Etherum là đồng tiền ảo lớn thứ 2 trong thị trường Crypto, việc tạo ra và ý nghĩa của Ethereum cũng thật sự vô cùng thú vị nhưng để hiểu được nó, chúng ta cần quay lại quá khứ và cùng nhau hiểu nguồn gốc Ethereum được hình thành như thế nào nhé.
Thuở ban đầu, khi thị trường tiền điện tử khai sinh, lúc đó chỉ có Bitcoin. Và Bitcoin được mọi người coi rằng đồng nghĩa với tiền điện tử (Digital Currencies) giống nhứ việc ở Việt Nam chúng ta gọi Honda đồng nghĩa với xe máy vậy, vốn hóa của Bitcoin nhanh chóng tăng lên tới 100 tỉ $.
Trở lại năm 2008 để xem Bitcoin ra đời như thế nào?
Vào lễ Halloween năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, một người hoặc một nhóm người sử dụng cái tên Satoshi Nakamoto đã công bố bảng cáo bạch (Whitepaper) để mô tả một mạng lưới máy tính phi tập trung phục vụ cho việc trao đổi giá trị theo mô hình peer – to –peer (mô hình ngang hàng).
Những máy tính trong mang lưới này sẽ thực hiện nhiệm vụ xác nhận và ghi chép lại mọi giao dịch được thực hiện trên một cuốn sổ cái công khai và được mã hóa. Nakamoto gọi nó là Blockchain bởi vì nó bao gồm khối dữ liệu chứa các thông tin giao dịch gọi là “block” và rất nhiều “block” này liên kết lại với nhau theo thứ tự tao nên một chuỗi (chain) tạo nên Blockchain.
Sau khi Bitcoin được đưa vào hoạt đồng, và người ta nhận ra rằng công nghệ đứng đằng sau Bitcoin là Blockchain có thể làm được nhiều hơn thế như kiểm tra các dữ liệu về y tế, thực hiện được các giao dịch tài chính phức tạp.
Những trong thiết kế nguyên bản của Bitcoin đã được định hướng là một đồng tiền và điều này đã giới hạn những khả năng mà Bitcoin có thể làm được. Sau đó nhưng người hâm mộ Bitcoin bắt đầu nảy sinh ra những hướng tiếp cận mới.
Nội dung bài viết
…Và đây chính là lý do Ethereum được hình thành
Vào năm 2013, Vitalik Buterin, một kỹ sư lập trình chỉ mới 19 tuổi đã lập ra kế hoạch tạo ra một hệ thống giúp dễ dàng hơn trong việc tao ra các ứng dụng phi tập trung. Buterin đã đạt được một bước tiến lớn khi tạo ra một ngôn ngữ lập trình cho Ethereum và mọi người có thể dùng ngôn ngữ ấy để tùy biến ứng dụng phi tập trung theo mục đích họ mong muốn. Những ứng dụng phi tập trung sau này hầu hết đều dựa trên “hợp đồng thông minh” (smart contract) do Ethereum tạo ra, hợp đồng thông minh cho phép các bên tham gia có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến trao đổi giá trị và đây cũng chính là trái tim của phương pháp gọi vốn mới ICO (Initial Coin Offering).
Nếu Bitcoin được coi là Blockchain 1.0, thì những sáng tạo đột phá mà Ethereum mang lại đã tạo ra một định nghĩa mới đó là Blockchain 2.0. Hiện tại Ethereum vẫn được coi là một sáng tạo đột phá thực tiễn nhất. Rất nhiều dự án được cho rằng tạo ra Blockchain 3.0 hay 4.0 vẫn chưa thể vượt qua được Ethereum bởi vì đoạn đường từ ý tưởng cho tới hiện thực là một còn đường vô cùng khó khăn. Nhưng liệu rằng tương lai Ethereum vẫn giữ được vị trí của mình hay sẽ bị các dự án khác vượt mặt, thời gian sẽ trả lời tất cả, chúng ta cùng chờ xem.
Vì thế có lẽ chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn để xem…
Ethereum là gì?
Ethereum – viết tắt là ETH hay còn được gọi là Bitcoin 2.0 là một nền tảng điện toán phân tán khối chuỗi chạy trên blockchain, thông qua việc sử dụng chức năng Hợp đồng thông minh (Smart Contract).
Tiền ảo Ethereum có thể thực hiện các giao dịch, hợp đồng mạng ngang hàng thông qua đơn vị tiền ảo là Ether. Không những thế ETH còn được đánh giá là một nền tảng ứng dụng hữu ích và tự tạo ra hệ sinh thái tài chính phân tán cho riêng mình.
Như đã mô tả ở trên, Ethereum được sáng lập 2013 bởi một lập trình viên trẻ (sinh năm 1994), người Nga, có tên Vitalik Buterin, lấy ý tưởng từ Bitcoin với mong muốn khắc phục được những điểm yếu của Bitcoin như thời gian xác nhận giao dịch lâu, khả năng bảo mật còn hạn chế….
Với ý tưởng phát triển ETH để khắc phục những điểm chưa tốt mà bitcoin gặp phải như thời gian xác nhận chậm đồng thời khuyến khích người dùng không nên khai thác riêng lẻ mà tập trung khai thác qua các mining-pool. Tiền điện tử Ethereum phát triển mạnh mẽ đến ngày này là nhờ sự huy động vốn vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 năm 2014 và cũng trong thời điểm đó vốn hóa của Ethereum đạt 25 triệu USD trong đợt mở bán đầu tiên.
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) Ethereum
Hợp đồng thông minh (Smart contracts) về cơ bản nó là một thuật toán khi có điều kiện cho trước được đáp ứng đầy đủ thì các điều khoản hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động mà không cần sự can thiệp của con người hay nói cách khác nó là những ứng dụng được lưu trữ trong blockchain. Công nghệ này ra đời cho phép “cuốn sổ cái” theo dõi và ghi lại mọi hoạt động giao dịch, thỏa thuận liên quan.
Hợp đồng thông minh như bitcoin có khả năng phá vỡ cơ sở pháp lý, tiết kiệm chi phí cho các bên giao dịch tài chính nhờ không thông qua một bên trung gian nào. Bên cạnh đó, nó làm giảm nguy cơ thông qua cơ chế thực hiện không phân biệt đối xử. Nói dễ hiểu hơn thì việc thiếu một đối tác trung ương có khả năng cho phép hợp đồng phục vụ cho thị trường dịch vụ với hiệu quả cao hơn.
Ethereum và Bitcoin có gì khác nhau?
Ethereum có đào được không?
Nguồn khai thác của các “Thợ đào” quyết định đến giá trị của Đồng Ethereum. Vì Ethereum là một nền tảng còn tương đối non trẻ, thường xuyên biến động về giá từ thị trường khiến nhiều người cho rằng đồng tiên ảo này ít có giá trị và không nên đầu tư. Nhưng thật ra nếu bạn là người tìm hiểu và theo dõi sát sao ETH thì sẽ nhận ra nó đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
Hiện nay, số lượng người đào Ethereum là rất lớn, các thợ đào Bitcoin cũng đã dịch chuyển sang đào ETH nhiều hơn do mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với đào Bitcoin.
Ngoài việc đào thì Ethereum là một thị trường mở cho phép người dung dễ dàng tham gia mua bán, trao đổi bằng tiền mặt hoặc bitcoin thông qua các sàn giao dịch hoặc giữa các nhóm, tổ chức, cá nhân với nhau.
Một vài nhận định về Ethereum
Việc đầu tư vào Ethereum có nên hay không thì sẽ tùy vào suy nghĩ và quan điểm của từng người, việc bạn đầu tư vào Ethereum cũng giống như bạn mua vàng hay chơi chứng khoán vậy, nếu bạn biết chọn đúng thời điểm để đầu tư thì khả năng mang về lợi nhuận rất cao, bởi giá của Ethereum thường xuyên biến động tương tự như Bitcoin.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận đồng tiền Ethereum như một hình thức thanh toán hợp lệ, thậm trí còn nhiều hơn cả đồng Bitcoin. Hầu hết các quốc gia không chấp nhận Bitcoin vì khâu quản lý và bảo mật không an toàn tuyệt đối, nhưng với Ethereum thì các nhà phát triển đã giải quyết được vấn đề đó, giúp đảm bảo các giao dịch được an toàn, tránh tình trạng bị hack.
Thị trường của Ethereum ngày càng lớn mạnh từ vốn hóa thị trường là 25 triệu USD vào năm 2014, đến tháng 2/2018 đã có lúc vốn hóa của ETH đã tăng lên hơn 100 nghìn tỷ USD. Đối với thị trường đang phát triển nhanh như Ethereum thì việc đầu tư vào Ethereum dường như là một cơ hội rất tiềm năng để sinh lời. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Ethereum cũng như cách đầu tư thì nên chọn hình thức đầu tư “Lướt sóng”, tức là mua ETH vào khi giá rẻ và bán ra khi giá tăng cao. Đây cũng là cách đầu tư an toàn nhất hiện nay được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên sự biến động lớn luôn là điểm đáng lo ngại nhất của giới đầu tư vào Crypto nói chung và Ethereum nói riêng, vì thế có lẽ chúng ta cần phân tích, cân nhắc và am hiểu về chính đồng tiền ETH này.
Tổng hợp: Coin Đến Rồi chấm Com
Tham gia bình luận ngay!